NHATRANG.FORUM-PRO GÓC GIẢI TRÍ HẤP DẪN SỐ1
NHATRANG.FORUM-PRO GÓC GIẢI TRÍ HẤP DẪN SỐ1
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NHATRANG.FORUM-PRO GÓC GIẢI TRÍ HẤP DẪN SỐ1


 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  diễnđàndiễnđàn  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
WEBSITE LIÊN KẾT
Toán H�c Tu�i Tr�
Social bookmarking
Social bookmarking reddit      

Bookmark and share the address of KIẾN THỨC on your social bookmarking website

Bookmark and share the address of NHATRANG.FORUM-PRO GÓC GIẢI TRÍ HẤP DẪN SỐ1 on your social bookmarking website

 

 SEA Games 26: Không biết tại sao thua?

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 462
Points : 1722
Reputation : 0
Join date : 27/05/2011
Age : 36
Đến từ : Nha Trang

SEA Games 26: Không biết tại sao thua?  Empty
Bài gửiTiêu đề: SEA Games 26: Không biết tại sao thua?    SEA Games 26: Không biết tại sao thua?  EmptyTue Nov 22, 2011 1:23 pm

Ông Xương nói vì chưa yêu nghề và chưa ý thức với nghề mà nhiều cầu thủ dễ dàng để tuột luôn trận tranh HCĐ. Đừng nói rằng vì ta hy vọng lớn nên sau trận thua ở bán kết ta thất vọng nhiều và sa sút tinh thần.

Buông súng trong trận thua bạc nhược

Trong bóng đá, không chấp nhận việc buông súng sớm vì mơ cao và thất vọng lớn bởi luôn tồn tại một yếu tố rất quan trọng đó là màu cờ sắc áo. Cái màu cờ mà ông Goetz đã dạy học trò khi ghi bàn thắng thì hãy hôn lên ngực áo vì trong đội bóng chỉ có một ngôi sao đó là tổ quốc.

Hoặc chí ít thì các cầu thủ cũng phải chiến đấu vì những người hâm mộ ít ỏi vượt quãng đường dài, ăn uống kham khổ để có mặt trên sân Bung Karno cổ vũ đội nhà với mong mỏi vớt vát lại được chiếc HCĐ.

SEA Games 26: Không biết tại sao thua?, Bóng đá, seagame 26, u23 viet nam, bong da seagame 26, lich thi dau seagame 26, bong da, the thao, bao

Màu cờ sắc áo ở đâu?

Tôi đọc những dòng của một PV tường thuật trực tiếp từ Bung Karno sau một trận thua bạc nhược mà đau giùm cho những người hét đến khản cổ giữa một khán đài mênh mông: “…Đầu trận, họ hớn hở trang điểm cho nhau bằng lá cờ nho nhỏ dán lên hai bên má rồi vô tư đeo chiếc băng đỏ có chữ “Việt Nam vô địch”. Họ phất những lá cờ cổ vũ trên khán đài và hô vang “Việt Nam cố lên! Việt Nam cố lên!” với mong muốn tiếp lửa xuống các cầu thủ. Tiếng cổ vũ cứ lịm dần, lịm dần sau khi chứng kiến đội nhà thua lãng 0-1, rồi thua dễ 0-2, 0-3 cho đến 0-4 thì tắt hẳn… Thương sao những gương mặt nhễ nhại mồ hôi của CĐV trên khán đài Bung Karno... Đường về của họ chắc chắn rất xa và nỗi buồn này rất lâu…”.

Nếu biết nghĩ đến những CĐV thì chắc chắn họ không chiến đấu như thế hoặc có thua thì phải thua trong thế ngẩng cao đầu như cô bé Nguyễn Thị Phương ngã xấp mặt xuống trước vạch đích những vẫn cố trườn lên với tay chạm đích. Cái thua mà Phương dù không đứng trên bục cao nhất nhưng với mọi người thì Phương vẫn được tôn vinh là nhà vô địch.

Ngộ nhận…

HLV Falko Goetz từ đầu giải đến trước trận tranh HCĐ vẫn ra sức bênh vực cầu thủ mình kể cả trong trận thắng tệ hại trước đội Lào. Hình ảnh ông làm trò để cầu thủ vơi nỗi buồn sau trận bán kết trong buổi tập cuối ở Jakarta cho thấy ông muốn học trò mình thực hiện được cái điều có thể có trong tầm tay đó là lặp lại chiến thắng một đối thủ mà tháng trước tại Mỹ Đình học trò ông đã thắng đến 5-0. Thế mà trong suốt 90 phút cuối trên sân Bung Karno đấy, ông không hiểu tại sao các cầu thủ mình lại như thế. Ông ngồi thu mình bất động ở khu kỹ thuật với nỗi cô đơn của một ông thầy không biết và không hiểu các cầu thủ mình đang làm gì khi mà tinh thần chiến đấu không còn và cả cái đầu lẫn đôi chân đều cẩu thả.

SEA Games 26: Không biết tại sao thua?, Bóng đá, seagame 26, u23 viet nam, bong da seagame 26, lich thi dau seagame 26, bong da, the thao, bao

Chắc đến giờ, HLV Goetz mới hiểu hết được bóng đá Việt nam

Khi ông dần hiểu ra được bóng đá Việt Nam thì cũng là lúc ông cảm nhận được số phận của mình cùng khả năng gắn bó lâu dài với một nền bóng đá mà càng dấn sâu ông càng ngỡ ngàng nhiều thứ.

Một chuỗi dài không thua tính từ khi HLV Goetz cầm quân khác rất xa so với một chuỗi dài với 12 trận không thắng của HLV Calisto tại AFF Suzuki Cup 2008. Cái chuỗi dài mà HLV Goetz nhìn ra được rằng nếu không có may mắn thì chúng ta đã không thể về đích ở một số trận. Như chiến thắng ngược trước một Philippines không có gì ngoài những cầu thủ nhập tịch có chút kỹ thuật và sức mạnh; hay cái hòa trong thế hơn người trước một Myanmar chỉ biết phá bóng. Tệ nhất là chiến thắng trước Lào trong một trận đấu dễ không thể dễ hơn được, thế mà lại mất một trung vệ giàu kinh nghiệm và mất luôn cả 90 phút mà lẽ ra các cầu thủ được nghỉ ngơi, dưỡng sức trước trận bán kết then chốt.

Tại SEA Games 26 đã có những ngộ nhận lớn về khả năng trong đó có phần ảnh hưởng bởi việc mất vàng oan ở SEA Games 25 cùng những kỳ vọng qua một đội U23 Việt Nam từng vượt trội hơn U23 Uzbekistan về mặt thể lực lẫn lối chơi. Bên cạnh đó là những “cục mỡ” treo thưởng của các doanh nghiệp lẫn của VFF với số tiền kỷ lục lên đến hơn 20 tỷ cho một chiếc HCV.

Tiền…

Trong sự ngộ nhận đấy còn có cả ngộ nhận về tính chuyên nghiệp mà những nhà làm bóng đá cứ quen theo cái kiểu bơm tiền càng nhiều thì cầu thủ đá càng “sung”. Có lẽ cần phải trở lại sự chê trách cầu thủ của ông bầu Đoàn Nguyên Đức khi mắng cầu thủ bây giờ rất hư. Khi mà thước đo đồng tiền luôn làm ảnh hưởng đến quyết định của cầu thủ thì đồng tiền hoàn toàn có thể làm hại cầu thủ và của chính bóng đá Việt Nam. Bài học ở SEA Games 23 năm 2005 vẫn rành rành khi mà tiền treo thưởng rất lớn nhưng nhiều cầu thủ vẫn muốn vừa lấy tiền của nhà nước, vừa có tiền thưởng của Liên đoàn lại vừa bốc thêm tiền của giới cá cược.

Nói về vấn đề dạy và hướng dẫn cầu thủ mình, tôi đồng ý với quan điểm của chuyên gia Nguyễn Văn Vinh: Một đội bóng hay một nền bóng đá mà những ông lãnh đạo, những ông trưởng đoàn chỉ biết chơi với cầu thủ, xoa cầu thủ để lấy lòng cầu thủ và năn nỉ cầu thủ đá đi thì tác hại của nó sẽ vô cùng lớn. Nguy hiểm nhất là thứ văn hóa xoa cho cầu thủ với cục tiền thưởng cứ phân phát để động viên họ đá thay vì phải dạy họ biết ra sân đá cho ai và vì ai…

Thế mới có những trận thắng không biết tại sao thắng và những trận thua rồi mà vẫn không hiểu tại sao thua.

Để hiểu một chiến thắng hay để biết về một trận thua mà khó như thế thì làm sao có thể nghĩ đến chuyện vô địch.

Xét cho cùng thì chuyện cầu thủ hay nghĩ đến tiền cũng có khác gì với những nhà điều hành cứ chăm chăm vào chuyện kiếm tiền ở cái công ty mà cổ phần VFF to hay nhỏ.

Có phải không ai dạy cầu thủ ý thức với nghề và yêu nghề vì ngay cả những người có trách nhiệm dạy cầu thủ cũng mải mê với chuyện tiền?

Thế thì đừng trách và đừng mắng: “Cầu thủ bây giờ mất dạy!”

Về Đầu Trang Go down
http://hung.forum-pro.net
 
SEA Games 26: Không biết tại sao thua?
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NHATRANG.FORUM-PRO GÓC GIẢI TRÍ HẤP DẪN SỐ1 :: s2♥•••(¯`-:-†-:-´¯)•••♥s2................THỂ THAO-
Chuyển đến